Sản phẩm nổi bật

sản phẩm bán chạy

Thông tin thị trường trong tỉnh

Trà Vinh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất
Trà Vinh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất
Cập nhật lúc 10:14 ngày 22/03/2024 - Số lần xem: 63


TMO - Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Trà Vinh đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế từng vùng sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường.

Năm 2023, tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi trên 2.300 ha đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác hoặc nuôi thủy sản. Theo đánh giá ban đầu của ngành nông nghiệp, hầu hết diện tích chuyển đổi đều hiệu quả. Cụ thể, tổng diện tích chuyển đổi sang trồng cây hàng năm trên 630 ha cho hiệu quả tăng gấp từ 1,25- 7,02 lần so với trước khi chuyển đổi. Với gần 1.586 ha trồng lúa chuyển đổi sang cây lâu năm, hiệu quả tăng từ 2,63-6,75 lần. Diện tích trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản và chuyên nuôi thủy sản trên 84 ha cho hiệu quả tăng từ 2,86-8,65 lần.

Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có hơn 29.500 ha đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản được ứng dụng khoa học công nghệ, như: nuôi tôm công nghệ cao, công nghệ tưới phun bán tự động, sự dụng nhà lưới, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP, VietGAP, GlobalGAP, đạt tiêu chuẩn ASC... Hầu hết các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ cho hiệu quả kinh tế cao hơn 3 – 10 lần so với các mô hình sản xuất thông thường.

Thời gian qua, đối với tiểu vùng ngọt như huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, một phần phía Bắc huyện Châu Thành, Trà Cú, ngành nông nghiệp khuyến khích người dân phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, cây dừa tập trung, chuyên canh, quy mô lớn, chất lượng cao. Với tiểu vùng ngọt hóa như huyện Cầu Ngang, Trà Cú, một phần diện tích các huyện Duyên Hải, Châu Thành và thành phố Trà Vinh, người dân chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu hoặc nuôi thủy sản. 

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh chuyển đổi mô hình độc canh lúa sang 1 vụ lúa, kết hợp với trồng cây rau màu, dưa hấu.  

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện Châu Thành. Để việc sản xuất của người dân trên địa bànđem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện thu nhập, đời sống xủa người dân thì hàng năm xã dưa ra kế hoạch cụ thể chuyển đổi sản xuất nông nghiệp. Trong đó, khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi những mô hình kinh tế cao như mô hình trồng dưa lưới, chanh không hạt, bưởi.

Theo ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành: tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn huyện năm 2022 là hơn 311 hecta; huyện sẽ tiếp tục chuyển đổi 180 hecta vào năm 2023 này. Việc tham gia các mô hình kinh tế tập thể gắn với thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã nêu bật được vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước khi đưa ra quyết sách đúng đắn trong tiến trình phát triển kinh tế. 

Tại một số địa phương trên địa bàn huyện Tiểu Cần, dừa là cây trồng chủ lực, song điều kiện thổ nhưỡng tại đây cũng rất thích hợp trồng bưởi da xanh, cho năng suất và chất lượng đạt cao. Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã chuyển đổi trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh, mang lại nguồn thu nhập khá ổn định.  Nhằm giúp quả bưởi da xanh có thị trường tiêu thụ ổn định và nông dân được tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong quá trình chuyển đổi sản xuất, chính quyền địa phương tích vực vận động nhà vườn tham gia hợp tác xã... 

Ngành Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang tiếp tục nỗ lực thực hiện mục tiêu nâng giá trị sản xuất đất trồng trọt thêm 15 triệu đồng/ha vào năm 2025, đạt mức bình quân 145 triệu đồng/ha; đến năm 2030, giá trị sản xuất bình quân đất trồng trọt đạt 160 triệu đồng/ha và xây dựng được 160 mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản. Riêng năm 2024, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nông dân liên kết chặt chẽ tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng đưa giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của tỉnh đạt khoảng 32.345 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so năm 2023.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm 2024, địa phương tiếp tục chuyển đổi 1.400ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác. Cụ thể, chuyển trên 590ha sang trồng cây hàng năm, trên 658ha cây lâu năm và khoảng 151ha trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh cho biết, để tiếp tục thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập, tỉnh sẽ tăng cường các hoạt động khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thay đổi giống cây trồng chất lượng cao, xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học, công nghệ tiến tiến tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản.

Để việc chuyển đổi đảm bảo hiệu quả, tỉnh công khai quy hoạch sản xuất và kế hoạch sử dụng đất của địa phương hàng năm để người dân hiểu và thực hiện đúng chủ trương của nhà nước. Cùng đó, tỉnh tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi đồng bộ về giao thông, thủy lợi, khuyến khích chuyển đổi tập trung, tạo điều kiện thuận lợi sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; khuyến cáo người dân không chuyển đổi tự phát khi địa bàn chưa được đầu tư hạ tầng dẫn đến sản xuất kém hiệu quả.

Ngành Nông nghiệp cũng tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cây trồng, con nuôi mới cho người dân; triển khai hiệu quả các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn liên quan đến chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên đất trồng lúa để người dân được thụ hưởng. Mặt khác, đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản chính của tỉnh; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phẩm; tăng cường quản lý nhà nước; thanh tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên đất trồng lúa theo đúng Nghị định số 62/2019/NĐ-CP, ngày 11/7/2019 của Chính phủ.

Mô hình sản xuất kết hợp lúa - tôm - cua - màu tại huyện Duyên Hải. Ảnh: BTV. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Nông nghiệp tỉnh, việc chuyển đổi vẫn có một số khó khăn, ảnh hưởng biến đổi khí hậu khiến thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ngoài ra, do thiếu vốn, thiếu lao động, đầu ra và giá cả nông sản không ổn định, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao cũng làm ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cùng với đó, diện tích chuyển đổi riêng lẻ, không tập trung, ít liên kết hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, dẫn đến việc liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, một số ít có liên kết nhưng không bền vững.

Ngoài ra, việc xác định đất trồng lúa để thực hiện các chính sách liên quan đến chuyển đổi sang cây trồng, nuôi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, một số địa phương còn lúng túng trong xác định đất lúa như thế nào là kém hiệu quả. Chính sách hỗ trợ có quy định diện tích chuyển đổi từng loại cây trồng, vật nuôi mới được hỗ trợ nên những hộ chuyển đổi có diện tích nhỏ, lẻ không được hưởng chính sách này. Mức hỗ trợ chuyển đổi không cao nên người dân và doanh nghiệp chưa mạnh dạn tham gia.

Để việc chuyển đổi bền vững, tỉnh Trà Vinh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mời gọi các doanh nghiệp có quy mô lớn vào đầu tư và bao tiêu một số nông sản chính cho tỉnh; phối hợp với bộ ngành liên quan tham mưu Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho tỉnh đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi để phân vùng sản xuất phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa phù hợp với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cây trồng lâu năm được phép chuyển đổi; cần quy định cụ thể việc xử phạt như thế nào khi thực hiện chuyển đổi không theo quy định. 

Trong giai đoạn 2021 – 2025,  Trà Vinh đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để thu hút đầu tư, tăng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản… Giai đoạn này, tỉnh bố trí kinh phí hơn 390 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; trong đó, hỗ trợ người dân cải tạo vườn cây ăn quả, vườn dừa tập trung; chuyển đổi vườn tạp, đất trồng mía; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả; hỗ trợ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)…vận động nông dân tham gia hợp tác xã để tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; khuyến khích các địa phương hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh công nghệ tưới tiết kiệm nước, phù hợp tình hình biến đổi khí hậu.

Cùng với việc hỗ trợ kỹ thuật hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ngành nông nghiệp tiếp tục phối hợp với ngành chức năng thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ giúp nông dân. Các đơn vị tăng cường thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; tạo điều kiện để nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác tham gia các hội chợ, hội thi, triển lãm nông nghiệp.

Thời gian tới, ngành chức năng thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ hợp tác xã tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử để có thêm kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ.Thời gian qua, đối với tiểu vùng ngọt như huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, một phần phía Bắc huyện Châu Thành, Trà Cú, ngành nông nghiệp khuyến khích người dân phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, cây dừa tập trung, chuyên canh, quy mô lớn, chất lượng cao. Với tiểu vùng ngọt hóa như huyện Cầu Ngang, Trà Cú, một phần diện tích các huyện Duyên Hải, Châu Thành và thành phố Trà Vinh, người dân chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu hoặc nuôi thủy sản... 

 

 

Tác giả: Thanh Hòa

Nguồn: https://thiennhienmoitruong.vn/tra-vinh-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-nang-cao-gia-tri-san-xuat.html





Chia sẻ bài viết:        Chia sẻ Zalo Google Bookmarks 
  In bài viết






Truy cập tháng: 6561
Tổng truy cập: 2657983


SÀN GIAO DỊCH TỈNH TRÀ VINH