Nhắc đến bánh tét ta lại nhớ đến hương vị sum vầy của ngày Tết, bởi đây là thứ bánh truyền thống đặc trưng của ngày Tết Việt Nam. Ở tỉnh Trà Vinh được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến loại đặc sản nổi tiếng là bánh tét (bánh tét Trà Cuôn), bánh tét Trà Vinh khác với bánh ở tỉnh khác, nó mang hương vị đặc trưng riêng với sự kết hợp nét đẹp văn hóa của 03 dân tộc bản địa Kinh, Khmer, Hoa đã làm ra những đòn bánh bên trong mang màu sắc sặc sỡ, có hương vị thơm ngon của bánh. Bánh tét Trà Vinh được người dân làm quanh năm suốt tháng. Đây trở thành thứ đặc sản quen thuộc, lâu đời của vùng đất này. Với truyền thống hàng chục năm làm bánh tét, bánh tét Trà Cuôn đã trở thành thức bánh đặc sản “thương hiệu” chỉ có ở Trà Vinh. Cách TP. Trà Vinh khoảng 10km đi trên đường quốc lộ 53 thuộc địa phận huyện Châu Thành và huyện Cầu Ngang chúng ta thấy những hình ảnh các cửa hàng, lò sản xuất bánh tét ở dọc bên đường tạo nên sự quen thuộc với người dân nơi đây và khách du lịch. CƠ SỞ SẢN XUẤT BÁNH TÉT 2 LÝ xuất phát từ xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang. Đây là loại thực phẩm đã có truyền thống hơn 50 năm qua và trở nên nổi tiếng nhờ sự thơm ngon rất riêng biệt không thể nhầm lẫn với các loại bánh tét hay bánh ú khác.
Quy trình gói bánh tét của Hai Lý là bánh được làm từ loại nếp ngon. Khi chế biến, nếp được đãi sạch, trộn đều với nước cốt của rau ngót để tạo màu xanh tự nhiên. Phần nhân bánh gồm đậu xanh, thịt heo, lòng đỏ trứng vịt muối. Đậu xanh thường được chọn là loại hạt đậu to, tròn đều, bóc sạch vỏ. Mỡ heo là loại mỡ dày dưới da, thịt và mỡ được sắc thỏi dài vuông vức các góc cạnh. Lòng đỏ trứng vịt muối và phần nhân được tẩm ướp gia vị vừa phải như hành lá, muối, đường…
Để nhân bánh nằm ở trung tâm đòn bánh đòi hỏi người gói phải khéo léo, giữ vững đòn bánh hình trụ tròn, phải buộc vừa đủ độ chặt và khéo, cách đều nhau để khi nấu bánh không bị bung ra; đồng thời giữ nước không thấm vào bánh.