Nghề nước mắm rươi có mặt ở Duyên Hải từ bao giờ chẳng ai rõ nhưng theo truyền thuyết, khi Gia Long tẩu quốc đến đây đã được dùng nó hằng ngày trong bữa cơm. Ngon quá, thơm quá nên khi lên ngôi thiên tử đóng đô tại Huế, năm nào nhà vua cũng cử ghe bầu vào tới đây mua nước mắm đặc sản về ăn. Từ đó, nước mắm rươi còn có tên gọi “nước mắm ngự”.
Hàng năm, cứ vào tháng 11, 12 âm lịch, trên những con sông rạch, từng đàn rươi nổi lềnh bềnh, hòa quyện vào nhau thành từng mảng lớn. Người dân nô nức đi vớt rươi vui như đi hội. Không khí này chẳng khác gì không khí mùa vụ ở những vùng trồng lúa. Không biết từ đâu mà rươi xuất hiện nhiều đến thế, người ta khai thác từ năm này qua năm khác mà vẫn không hết rươi. Nó như là món sản vật trời cho ở vùng đất Duyên Hải, Trà Vinh.
Phát triển từ truyền thống làm nước mắm của những thế hệ trước, DNTN Phong Vinh đã phát triển nước mắm rươi truyền thống bằng dây chuyền chưng cất hiện đại. Theo kinh nghiệm, rươi được vớt lên đem về nhà đổ vào đầy lu mới bắt đầu chế biến. Sau đó, pha loãng muối hột với nước rồi đổ vào lu theo tỷ lệ 6 lít muối/một đôi rươi 40 lít. Cách đậy nước mắm đúng cách là dùng vải xô có độ thưa và thoáng nhất định để đậy kín miệng lu. Đem phơi nắng khoảng 10 đến 15 ngày trở lên là có thể ăn được, phơi nhiều nắng nước mắm rươi càng ngon. Khi rươi đã dậy mùi, từ từ múc cho vào nồi nấu sôi, để nguội, lược trong sau đó nước mắm rươi được đóng chai, kiểm nghiệm và xuất bán ra thị trường. Ai đã từng một lần được nếm thử vị của nước mắm rươi trong nồi cá kho thì không thể nào quên được cái vị mằn mặn, hương thơm thoang thoảng đặc trưng. Hiện nay, nước mắm rươi Long Vinh đã có mặt tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHONG VINH đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đạt danh hiệu "Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh” và sản phẩm OCOP.