Cơ hội phát triển sự nghiệp nghề sản xuất bánh pía của người dân thị trấn Trà Cú kể về hành trình lập nghiệp của mình, chị Nguyễn Thị Út Thêm kể lại: Gia đình xuất phát từ nghề nông, vất vã quanh năm không khá lên nổi. Bản thân và gia đình có nhiều suy nghĩ thay đổi cuộc đời và lựa chọn nghề mới với mong muốn được làm giàu. Sản phẩm đầu tiên mà tôi chọn để sản xuất làm đó chính là sản phẩm bánh pía. Bánh pía vốn có nguồn gốc từ người Hoa và xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng thế kỷ XVII, nó được thay đổi khẩu vị cho phù hợp với người Việt và được đem ra kinh doanh cho đến ngày hôm nay.
Ngày xưa, bánh pía mang ý nghĩa đón trăng rằm tháng 8 hay còn gọi là tết Trung Thu, chính vì thế bánh pía còn được gọi với cái tên là bánh trung thu của người miền tây. Tuy nhiên, càng về sau bánh pía trở thành món ăn tinh thần, quà tặng tượng trưng cho sự sum vầy của gia đình.
Đối với người Việt Nam sống ở nông thôn, thành thị hay người Việt sống ở nước ngoài thì bánh pía không chỉ đơn giản là món ăn ưa thích thường ngày mà còn là một phần của những hồi ức tuổi thơ. Mỗi cái bánh pía là cộng hưởng tinh hoa của tinh bột mì, đậu xanh, sầu riêng, lòng đỏ trứng vịt muối, mỡ heo, đường cát tạo nên những chiếc bánh có hình dáng nhỏ, tròn rất tiện lợi, có thể cầm ăn. Bánh không quá bở, mềm, có độ dẻo vừa phải để khi mới ăn không tan ngay.
Từ những hương vị của tuổi thơ, tôi quyết định chuyển đổi nghề mới, bản thân lựa chọn nghề sản xuất bánh pía, để phát triển nghề Tôi đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm làm bánh bằng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng, tạo thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường. Gom hết vốn liếng tự có, vay mượn của bạn bè, người thân, ngân hàng được 300.000.000 đồng, tôi đầu tư thuê đất dựng nhà xưởng, mua dây chuyền sản xuất bánh pía hiện đại gồm: máy trộn bột, máy xay nhuyễn, máy xào nhân, máy hấp bánh, máy tạo hình, máy nướng, máy đóng gói. Cơ sở sản xuất bánh pía Tân Thêm ra đời từ đó và ngày càng khẳng định được hiệu quả.
Quy trình làm bánh pía thì hầu như ở nơi nào cũng giống nhau về mặt căn bản. Làm da bánh theo tỷ lệ tương ứng với từng loại khuôn, nhân bánh gồm đậu xanh, sầu riêng trộn đường cát, một ít mỡ nước cân theo tỉ lệ lớn nhỏ vò viên tròn để trứng vịt muối ở giữa, rồi vô khuôn, định hình cho phần nhân vào giữa và đóng mộc bánh với phẩm màu Ponceau 4R (E124) nhằm tăng giá trị cảm quan. Sau đó đem bánh đi nướng lúc này bánh chín và có màu vàng, lấy bánh ra và để nguội, kiểm tra cảm quan bánh trước khi cho bánh vào bọc PE, đóng gói kín và dán nhãn. Như vậy, ta có bánh pía thành phẩm.
Do làm bánh áp dụng công nghệ cao, mỗi tuần cơ sở sản xuất khoảng 1.200 cái bánh, lúc cao điểm lên tới 2.500 cái bánh, cung cấp nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Theo chị Thêm thì bánh ngon là bánh có màu vàng đặc trưng, không quá bở, mềm, có độ dẻo vừa phải để khi mới ăn không tan ngay. Bí quyết sản xuất bánh bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất còn ở khâu chọn nguyên liệu. Đó phải là loại nguyên liệu có nguồn gốc và nhãn hiệu rõ ràng, đảm bảo đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Với quy trình sản xuất khép kín, không sử dụng hóa chất, sản phẩm của cơ sở đã được công nhận an toàn thực phẩm theo TCVN 10546:2014. Trung bình mỗi năm tổng thu nhập của cơ sở đạt khoảng 150 đến 200 triệu đồng.
Không chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm, nhãn mác, đặc biệt là bao bì cũng được chị Thêm chú trọng để thể hiện hết đặc tính của sản phẩm. Việc đóng gói sản phẩm bảo quản được trong thời gian lâu hơn, dễ vận chuyển hơn và trong quá trình vận chuyển không bị ô nhiểm bởi cát, bụi rơi vào, đồng thời sẽ làm tăng thêm lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm, vì người tiêu dùng biết được rõ chất lượng cũng như nguồn gốc sản xuất ra sản phẩm.
Khâu thiết kế bao bì cũng rất quan trọng, đơn vị đối tác in bao bì đều được lựa chọn kỹ càng nhằm mang đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất. Có thể nói, mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều mang theo toàn bộ tâm huyết cùng sự kiểm soát chặt chẽ nhất trên máy móc dây chuyền khép kín; nên mỗi cái bánh được tạo ra đều đảm bảo chất lượng tuyệt hảo nhất và độ sạch, độ an toàn cao nhất.
Mỗi cái bánh có màu vàng và mùi thơm đặc trưng, không quá bở, mềm, có độ dẻo vừa phải để khi mới ăn không tan ngay khách hàng đều có thể cảm nhận được với bánh pía mang thương hiệu chị Thêm. Những sản phẩm ấy không chỉ phù hợp với nhu cầu của thị trường hằng ngày của các gia đình mà còn là một trong những lựa chọn tối ưu của những người tiêu dùng. Chị Thêm, chúng tôi luôn ý thức được việc trao dồi tìm tòi và học hỏi để nâng cao phát triển sản phẩm của mình. Vì tôi biết rằng với sự tin yêu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Việc sản phẩm được người tiêu dùng tin dùng vừa giúp thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm của địa phương, nâng cao giá trị nghề sản xuất bánh pía và giúp người lao động địa phương cũng nhờ đó mà có thu nhập tốt hơn cho cuộc sống, nghề của tôi cũng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn.
Để có đủ sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, hàng ngày cơ sở hoạt động từ 8 giờ sáng và kéo dài đến 17 giờ chiều. Cơ sở sản xuất bánh pía Tân Thêm đã tạo việc làm cho 04 lao động là những người có hoàn cảnh khó khăn chuyên làm bánh và giao bánh cho khách hàng và tìm kiếm thị trường mới. Năng động, dám nghĩ dám làm, không chỉ tạo dựng được cơ sở sản xuất bánh pía duy nhất trên địa bàn thị trấn Trà Cú, tạo việc làm cho nhiều người mà còn góp phần phát triển nghề mới cho địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Trà Cú.
Hiện nay bánh pía Tân Thêm ngoài bánh pía nhân sầu riêng đặc biệt, cơ sở còn sản xuất thêm loại bánh pía nhân mứt, bánh pía nhân dứa sầu riêng loại 250g và đang dần mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, ngoài việc phân phối đến các điểm buôn bán kinh doanh, bánh pía đang từng bước xâm nhập trên zalo, facebook, điện thoại.
Con đường phát triển cho sản phẩm bánh pía của địa phương có nhiều thuận lợi do được sự ủng hộ của chính quyền các cấp, người tiêu dùng, cái còn lại là chiến lược phát triển sản phẩm độc đáo của cơ sở sản xuất bánh pía Tân thêm.