SGDTV_DOANHNGHIEP_MENU

chi tiết sản phẩm

CEFTIZOXIM

Mô tả: - Ceftizoxim là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng diệt khuẩn. Giống các kháng sinh cephalosporin khác, ceftizoxim ức chế tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn. - Trong in vitro, tác dụng của ceftizoxim đối với staphylococci nhạy cảm kém hơn so với cephalosporin thế hệ 1 nhưng có phổ kháng khuẩn rộng hơn thế hệ 1 và 2 đối với các loài vi khuẩn gram âm.

Giá:

Hạn sử dụng: 36 Tháng

Nhà cung cấp: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRÀ VINH TV.PHARM

Liên hệ: (0294) 3740 234

Thông tin chi tiết

CÔNG THỨC:
 Mỗi lọ thuốc bột pha tiêm chứa:
- Ceftizoxim (Dạng Ceftizoxim natri).............................1g

TRÌNH BÀY:
- Ceftizoxim 1g/lọ, hộp 01 lọ + 10 ml nước cất pha tiêm, hộp 10 lọ.

DƯỢC LỰC HỌC:
- Ceftizoxim là kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng diệt khuẩn. Giống các kháng sinh cephalosporin khác, ceftizoxim ức chế tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn.
- Trong in vitro, tác dụng của ceftizoxim đối với staphylococci nhạy cảm kém hơn so với cephalosporin thế hệ 1 nhưng có phổ kháng khuẩn rộng hơn thế hệ 1 và 2 đối với các loài vi khuẩn gram âm.
Phổ kháng khuẩn:
- Vi khuẩn Gram (+): Staphylococcus aureus, S. epidermidis, Streptococci nhóm A và B, Streppneumoniae, Streptococci rividant, Corynebacterium diphtheria.
- Vi khuẩn Gram (-): Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, E. cloacae, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Morganella morganii, Proteus mirabilis, Providencia, Salmonella, Serratia marcescens, Shigella, P. Aeruginosa.

DƯỢC ĐỘNG HỌC:
- Ceftizoxim natri được hấp thu không đáng kể qua đường tiêu hóa do đó phải dùng đường tiêm chích. 
- Sau khi tiêm bắp liều đơn 500 mg hoặc 1g Ceftizoxim ở người trưởng thành khỏe mạnh, trung bình nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết thanh đạt được trong vòng 0,5 - 1,5 giờ là 13,7 mg/ml và 39 - 49,9 mg/ml theo thứ tự. 
- Sau khi tiêm tĩnh mạch liều đơn 1g Ceftizoxim ở người trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ thuốc trong huyết thanh trung bình là 60,5 mg/ml sau 30 phút, 21,5 mg/ml sau 2 giờ, 8,4 mg/ml sau 4 giờ, và 1,4 mg/ml sau 8 giờ.
- Sau khi truyền tĩnh mạch hơn 30 phút liều đơn 1g Ceftizoxim ở người trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ thuốc trong huyết thanh trung bình là 84,4 mg/ml ngay khi kết thúc việc truyền, 41,2 mg/ml sau 1 giờ, 16,4 mg/ml sau 2 giờ, 6,4 mg/ml sau 4 giờ, và 2,1 mg/ml sau 7 giờ. 
- Sau khi tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch, ceftizoxime được phân bố rộng rãi khắp các mô và dịch cơ thể. Thuốc cũng vào được hàng rào não tủy nếu màng não bị viêm. Ceftizoxim qua được nhau thai và được phân bố vào sữa. Thuốc gắn kết protein huyết tương khoảng 28 - 31%.
- Nửa đời thải trừ của ceftizoxim ở người trưởng thành có chức năng thận bình thường trong khoảng 1,4 - 1,9 giờ. Ở bệnh nhân suy thận, nồng độ thuốc trong máu cao hơn và nửa đời kéo dài hơn.
- Ceftizoxim không được chuyển hóa và thải trừ chủ yếu ở trong nước tiểu.

CHỈ ĐỊNH:
- Nhiễm trùng xương khớp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm màng não, nhiễm trùng hô hấp dưới, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn nhạy cảm. 
- Bệnh lậu và viêm vùng chậu. 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Bệnh nhân dị ứng với Ceftizoxim hay kháng sinh beta-lactam khác. 

TÁC DỤNG NGOẠI Ý:
- Da: phản ứng quá mẫn, bao gồm mày đay, ngứa, sốt, ban đỏ đa dạng (hội chứng Stevens-Johnson),… có thể xảy ra. Nếu phản ứng quá mẫn cảm nghiêm trọng xảy ra, ngưng dùng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
- Tác dụng tại chỗ tiêm: nóng, viêm tế bào, đau, chai cứng, viêm tĩnh mạch,… có thể xảy ra. 
- Máu: tăng thoáng qua bạch cầu ưa eosin và tăng tiểu cầu. Giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu có thể xảy ra. Thời gian prothrombin kéo dài và giảm prothrombin máu có thể xảy ra nhưng hiếm. 
- Gan: Tăng thoáng qua AST (SGOT), ALT (SGPT), và phosphatase kiềm. Đôi khi tăng bilirubin, LDH. 
- Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn,… thỉnh thoảng có xảy ra. Viêm ruột kết màng giả có thể xảy ra trong và sau khi điều trị bằng ceftizoxim. Nếu viêm ruột kết nhẹ, chỉ cần ngưng dùng thuốc. Nếu viêm ruột kết trung bình đến nặng, nên ngưng thuốc và bù dịch, chất điện giải và protein.
- Thận: tăng thoáng qua nồng độ BUN và creatinin máu.
- Tác dụng không mong muốn khác: nhức đầu, chóng mặt, ù tai,… có thể xảy ra nhưng hiếm.
* Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

TƯƠNG TÁC THUỐC:
- Uống probenecid trước hay đồng thời với ceftizoxim sẽ làm chậm thải trừ ceftizoxim qua thận và nồng độ thuốc trong máu cao hơn và kéo dài hơn. 
- Sử dụng đồng thời aminoglycosid với một số kháng sinh cephalosporin có thể tăng nguy cơ độc tính thận. Vì vậy, khi sử dụng đồng thời ceftizoxim và aminoglycosid, cần theo dõi chức năng thận.

THẬN TRỌNG KHI DÙNG: 
- Trước khi bắt đầu điều trị bằng ceftizoxim, cần tiến hành phản ứng quá mẫn cảm với thuốc. 
- Cần thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân có tiền sử hay bị dị ứng. 
- Nồng độ thuốc trong máu cao hơn và kéo dài hơn ở bệnh nhân bị suy thận nên cần thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân bị suy thận. 
- Trong quá trình điều trị bằng ceftizoxim, cần theo dõi chức năng thận của bệnh nhân đặc biệt là bệnh nặng phải dùng thuốc liều tối đa. 
- Sử dụng ceftizoxim kéo dài sẽ làm tăng sự phát triển các vi khuẩn không nhạy cảm, cần theo dõi cẩn thận bệnh nhân trong quá trình điều trị.
- Ceftizoxim nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử bị bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm ruột kết bởi vì đã có báo cáo về tiêu chảy và viêm ruột kết khi sử dụng các thuốc cephalosporin.
* Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú:
-  Chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu về việc sử dụng ceftizoxim ở phụ nữ có thai, chỉ nên sử dụng ceftizoxim ở phụ nữ có thai khi thật sự cần thiết.
- Ceftizoxim có thể được phân bố vào sữa, phải thận trọng khi dùng thuốc ở phụ nữ cho con bú. 
* Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: 
- Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc. 

CÁCH DÙNG - LIỀU DÙNG:
Tiêm bắp sâu, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm.
* Người lớn:
- Liều thường dùng: 1 - 2g, mỗi 8 - 12 giờ.
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng: 1g mỗi 8 giờ hoặc 2g mỗi 8 - 12 giờ. 
- Nhiễm trùng nặng đe dọa tính mạng: 3 - 4g mỗi 8 giờ, tiêm tĩnh mạch. Có thể dùng liều đến 2g mỗi 4 giờ. 
- Nhiễm trùng máu do vi khuẩn nhạy cảm: liều khởi đầu 6 - 12g/ngày, tiêm tĩnh mạch, sau đó giảm dần liều theo đáp ứng của bệnh nhân và mức độ nhiễm khuẩn. 
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: 500mg mỗi 12 giờ. Có thể tăng liều nếu nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn P.aeruginosa nhạy cảm. 
- Bệnh lậu : Liều duy nhất 1g, tiêm bắp. 
- Bệnh viêm vùng chậu: 2g mỗi 8 giờ, tiêm tĩnh mạch. 
* Trẻ em: 
- Trẻ em trên 6 tháng tuổi: 50 mg/kg mỗi 6 - 8 giờ. Trường hợp nặng có thể dùng liều 200 mg/kg/ngày chia làm nhiều liều nhưng tổng liều không quá 12 g/ngày. 
- Trẻ em trên 1 tháng tuổi: 100 - 150 mg/kg/ngày chia làm 3 liều đối với nhiễm trùng nhẹ đến trung bình. Trường hợp nặng có thể dùng liều 150 - 200 mg/kg/ngày chia làm 3 - 4 liều. 
- Trẻ sơ sinh: 25 - 50 mg/kg mỗi 12 giờ. 
* Bệnh nhân suy thận:
- Liều dùng và khoảng cách dùng liều phải được điều chỉnh theo mức độ suy thận, nhiễm khuẩn, khả năng nhạy cảm của vi khuẩn và nồng độ thuốc trong máu. 
Hướng dẫn sử dụng thuốc: 
- Tiêm tĩnh mạch: Pha 1g thuốc với 10ml nước cất, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 - 5 phút.
- Truyền tĩnh mạch: Pha 1g hoặc 2g thuốc với 50 - 100ml dung dịch nước muối sinh lý, dextrose 5% hay dung dịch truyền tĩnh mạch tương hợp khác. Truyền tĩnh mạch trong thời gian quá 15 - 30 phút.
- Tiêm bắp: Pha 1g thuốc với 3ml nước cất, tiêm bắp sâu vào các cơ lớn. Khi tiêm bắp liều 2g, phải chia liều và tiêm ở 2 vị trí khác nhau. 

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
- Cần quan tâm đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường ở người bệnh. 
- Ngưng dùng thuốc, điều trị hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng. 

HẠN DÙNG:
- 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

CHÚ Ý:
- Thông tin về thuốc và biệt dược có trên website chỉ mang tính chất tham khảo.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của Thầy thuốc.



Truy cập tháng: 88527
Tổng truy cập: 2547600


SÀN GIAO DỊCH TỈNH TRÀ VINH