sản phẩm nổi bật

sản phẩm bán chạy

VÙNG NGUYÊN LIỆU

Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Đại An, huyện Trà Cú
Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Đại An, huyện Trà Cú
Cập nhật lúc 09:34 ngày 05/07/2021 - Số lần xem: 567
Ảnh: Sản phẩm đồ dùng nông thôn của Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Đại An, huyện Trà Cú
Ảnh: Sản phẩm đồ dùng nông thôn của Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Đại An, huyện Trà Cú

Tỉnh Trà Vinh có 13 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 02 làng nghề Sơ chế biến thủy hải sản thực, 01 làng nghề bánh tét Trà Cuôn, 01 làng nghề rượu Xuân Thạnh,  07 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, 02 làng nghề hoa kiểng.


Tỉnh Trà Vinh có 13 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 02 làng nghề Sơ chế biến thủy hải sản thực, 01 làng nghề bánh tét Trà Cuôn, 01 làng nghề rượu Xuân Thạnh,  07 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, 02 làng nghề hoa kiểng. Trong những làng nghề của tỉnh, có làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời của người Khmer vùng đất Trà Vinh. Vốn là dân tộc bản địa, trải qua quá trình tồn tại và phát triển, đồng bào Khmer nơi đây vừa kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, vừa sáng tạo hình thành văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ. Trà Vinh là tỉnh còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống của người Khmer tại các Phum Sóc gắn với quá trình sinh hoạt và phát triển trên mảnh đất này. Xung quanh ngôi nhà là những dãy lũy tre làng bao phủ thành bóng râm che chắn, với những hàng cây tre sẵn có, từ những nhu cầu thực tế trong sinh hoạt, lao động và phương tiện di chuyển, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các Phum Sóc của người Khmer. Ban đầu, nó là những công việc đơn giản của cá nhân với mục đích tạo ra những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt gia đình, hoạt động sản xuất, phương tiện di chuyển, đồ trang trí mỹ nghệ với những nguyên vật liệu có sẵn họ đã tận dụng để tạo ra những sản phẩm làm từ tre, trúc, tầm vông như giường tre, bàn ghế tre, rổ tre, đũa tre, giỏ tre, bộ salon tre,…. Hoạt động này, bắt đầu phát triển với quy mô sản xuất từ hộ gia đình và nhân rộng lên nhiều hộ trong Phum Sóc, góp phần hình thành nghề truyền thống gắn bó với bà con ở nông thôn. Đây là nghề nhàn rỗi rất phù hợp với người lao động tại địa phương, nó vừa tạo thêm việc làm, vừa tạo thêm thu nhập để phục sinh hoạt hằng ngày và phát triển kinh tế cho bà con ngày càng sung túc hơn.

Quá trình hình thành và phát triển lâu dài các nghề thủ công truyền thống của người Khmer đã phát triển lớn mạnh và dần trở thành làng nghề thủ công nghiệp ở địa phương. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Đại An,  được công nhận theo Quyết định số 2030/ QĐ – UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Trà Vinh có nhiều hộ sản xuất tập trung chủ yếu ở các ấp: Giồng Đình, Giồng Lớn, Cây Da tạo ra các dòng sản phẩm với số lượng lớn làm từ tre, trúc như xà neng, xà ngôm, rổ, rá,.. để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, vừa để trang trí nội thất, rất được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Hiện nay, có nhiều sản phẩm từ tre, trúc được làm với mô hình thu nhỏ với mục đích là làm quà lưu niệm cho khách du lịch, trong số các hộ gia đình ở xã Đại An phải nhắc đến hộ gia đình của chị Diệp Thị Trang tại ấp Giồng Đình, xã Đại An. Chị Trang là người tiên phong trong làng nghề đan đát truyền thống về các sản phẩm được làm thành mô hình thu nhỏ với mong muốn duy trì giữ gìn nghề truyền thống không bị mai một đi theo thời gian và tạo ra sản phẩm đẹp độc đáo làm quà lưu niệm cho khách du lịch. Cơ sở đã sản xuất ra những sản phẩm đan từ tre, trúc được thu nhỏ kích cỡ nhưng không mất đi hình ảnh của sản phẩm xưa, với bộ sản phẩm gồm 12 sản phẩm (hay còn được gọi là sản phẩm Bộ đồ dùng nông thôn thu nhỏ) với nhiều loại khác nhau. Bộ đồ dùng nông thôn thu nhỏ đã tham gia các đợt bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và điều được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh mỗi đợt bình chọn. Trong năm 2020 bộ đồ dùng nông thôn thu nhỏ đã được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh chuẩn 03 sao. Mỗi năm cơ sở Diệp Thị Trang đã sản xuất ra trên 10.000 bộ sản phẩm với giá giao động từ 100.000 – 120.000 đồng/bộ, đã tạo việc làm cho phụ nữ lao động nông thôn địa phương trên 50 người có thu nhập ổn định từ 3.500.000 – 4.000.000/người/tháng. Sản phẩm của cơ sở được cung ứng ở thị trường ngoài tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, TP.HCM,.. và nhiều tỉnh thành khác.

Tin: QTS.TR




QTS.TR

Chia sẻ bài viết:        Chia sẻ Zalo Google Bookmarks 
  In bài viết








SÀN GIAO DỊCH TỈNH TRÀ VINH
Truy cập tháng: 48419
Tổng truy cập: 2609863