Quý trọng thời gian

Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa nhờ “ ba giảm, ba tăng”
Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa nhờ “ ba giảm, ba tăng”
Cập nhật lúc 02:15 ngày 20/04/2021 - Số lần xem: 888

Trước đây, bà con nông dân chủ yếu canh tác lúa theo kinh nghiệm nên có một số hạn chế như chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều... do vậy hiệu quả sản xuất thấp, ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tích cực hướng dẫn nông dân áp dụng chương trình “ba giảm, ba tăng” vào thâm canh lúa.


Trước đây, bà con nông dân chủ yếu canh tác lúa theo kinh nghiệm nên có một số hạn chế như chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều... do vậy hiệu quả sản xuất thấp, ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tích cực hướng dẫn nông dân áp dụng chương trình “ba giảm, ba tăng” vào thâm canh lúa.

 Thông qua mô hình nhằm chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa đến bà con nông dân, tạo điều kiện để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhờ tiết kiệm chi phí và nâng cao được năng suất cũng như chất lượng lúa gạo. Bên cạnh việc giảm được chi phí về: giống, phân đạm, thuốc trừ sâu… và tăng năng suất lúa việc sử dụng hạn chế phân, thuốc hóa học còn góp phần làm ra nông sản sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Với sự tham gia trực tiếp của nông dân thông qua các hoạt động cụ thể, có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật giúp nông dân hiểu rõ đặc điểm của các giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu để áp dụng các giải pháp phù hợp trong gieo trồng, chăm sóc cây lúa đem lại hiệu quả mong muốn. Người nông dân tham gia đánh giá kết quả rút ra bài học kinh nghiệm và áp dụng vào sản xuất trên diện rộng.

Đối với mô hình 3 giảm 3 tăng (trong đó có IPM), người nông dân ngoài việc được Nhà nước đã hỗ trợ một phần giống, vật tư, phân bón; thì việc tăng cường tuyên truyền, vận động để thay đổi thói quen, tập quán của bà con nông dân là hết sức quan trọng, bằng những hiểu biết cũng như những việc làm cụ thể. Trung tâm Khuyến nông đã áp dụng biện pháp tập huấn theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa gắn liền với mô hình, tại đây bà con nông dân được học lý thuyết kết hợp với hướng dẫn thực hành tại đồng ruộng. Cách làm này đã giúp nông dân tiếp cận nhanh kiến thức, nâng cao nhận thức và áp dụng có hiệu quả vào thực tế sản xuất về kỹ thuật canh tác lúa bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.Các mô hình đều sử dụng giống xác nhận, gieo sạ thưa với lượng giống 80 kg/ha, giảm lượng đạm và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt trong giai đoạn từ cây con đến 40 ngày sau khi gieo sạ. Ngoài ra, mô hình còn áp dụng phương pháp rút nước giữa vụ giúp cho lúa cứng cây hạn chế đổ ngã.

Thực hiện theo chương trình “3 giảm, 3 tăng” đã giúp người nông dân giảm được chi phí về: giống, phân đạm, thuốc trừ sâu và tăng năng suất lúa góp phần làm ra nông sản sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hiệu quả đạt được từ mô hình là khá cao, thu nhập của người dân tăng lên, nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất lúa, đặc biệt mô hình đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính là nguyên nhân chính của tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

Thành công của mô hình “ba giảm, ba tăng” tại Thừa Thiên Huế đã góp phần giúp nông dân từng bước tiếp cận với kỹ thuật thâm canh lúa theo phương pháp mới, nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa.  

Tin: Tạ Quốc Dũng

Nguồn: http://khuyennonghue.org.vn/

 



Tạ Quốc Dũng Theo http://khuyennonghue.org.vn/

Chia sẻ bài viết:        Chia sẻ Zalo Google Bookmarks 
  In bài viết








SÀN GIAO DỊCH TỈNH TRÀ VINH
Truy cập tháng: 46591
Tổng truy cập: 2608034