Tiết kiệm chi phí

Ông Nguyễn Khải Hoàng: Trồng màu bằng màng phủ tiết kiệm điện, nước
Ông Nguyễn Khải Hoàng: Trồng màu bằng màng phủ tiết kiệm điện, nước
Cập nhật lúc 01:55 ngày 18/05/2021 - Số lần xem: 381

(TVO) Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn chế, nên nông dân phải tìm mọi cách để tăng năng suất và giá trị của cây trồng, nhằm đảm bảo lợi nhuận kinh tế. Một trong những giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nông dân sử dụng màng phủ nông nghiệp. Nông dân Nguyễn Khải Hoàng, ở ấp Nhứt A, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang là một điển hình.


(TVO) Hiện nay, quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn chế, nên nông dân phải tìm mọi cách để tăng năng suất và giá trị của cây trồng, nhằm đảm bảo lợi nhuận kinh tế. Một trong những giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nông dân sử dụng màng phủ nông nghiệp. Nông dân Nguyễn Khải Hoàng, ở ấp Nhứt A, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang là một điển hình.

Ông Nguyễn Khải Hoàng kiểm tra quá trình phát triển của khổ qua.

Ông Nguyễn Khải Hoàng có 0,4ha đất trồng màu. Từ nhiều năm qua, số diện tích đất của ông, ông sử dụng 0,25ha trồng khổ qua, 0,15ha trồng ớt chỉ thiên. Cả 02 loại cây màu chủ lực này ông đều sử dụng màng phủ nông nghiệp. Theo ông Hoàng, để đảm bảo năng suất cây màu, đạt được 02 mục tiêu tiết kiệm nước và tiết kiệm điện, màng phủ cần phải bền, chắc, giúp bảo vệ cây trồng hạn chế do ảnh hưởng từ bức xạ mặt trời. Trồng màu sử dụng màng phủ nhựa sẽ giữ được nhiệt độ đất của liếp màu luôn ẩm, nước ít bốc hơi, giúp cây màu phát triển nhanh hơn.

Ngoài các ưu điểm của màng phủ như đã nêu trên, màng phủ còn ngăn ánh sáng mặt trời chiếu vào đất, nên có thể ức chế hầu hết các loại cỏ dại mọc. Từ đó, không tốn nhân công nhiều ở khâu làm cỏ, đặc biệt, tiết kiệm nước tưới, kéo theo tiết kiệm điện.

Nói về giải pháp tiết kiệm điện, ông Hoàng chia sẻ: tôi áp dụng trồng màu có màng phủ từ năm 2003 đến nay. Nhờ màng phủ, vừa tiết kiệm điện mà vừa tiết kiệm nước. Khi tưới, nên chọn thời điểm mà mạch nước ngầm nhiều (giếng khoan), sẽ nhẹ điện hơn. Vì mặt nước ngầm ở giếng tích tụ cao, nước ở giếng khoan đầy, giúp mô-tưa làm việc nhẹ, ít tổn thất điện năng. Do vậy, tưới nước cho màu thích hợp nhất là buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Nhờ áp dụng màng phủ, cùng với chọn thời điểm tưới nước cho cây màu phù hợp, nên chi phí tiền điện phục vụ tưới bình quân từ 170.000-200.000 đồng/tháng/0,4ha. Trước đó, khi chưa sử dụng màng phủ, chưa chọn thời điểm thích hợp, chi phí tiền điện từ 400.000- 450.000 đồng/tháng/0,4ha.

Được biết, năm 2000, khu vực ấp Nhứt A, xã Mỹ Long Bắc bắt đầu có điện lưới quốc gia, sau đó được nâng cấp trạm biến áp để phục vụ nông dân trồng màu. Đây là mốc thời gian quan trọng, giúp địa phương thực hiện tái cơ cấu cây trồng; đồng thời, cũng từ đó, phong trào trồng màu của nông dân nơi đây phát triển mạnh.

Tết Tân Sửu vừa qua, giá khổ qua và ớt chỉ thiên cao so với các thời điểm trước đó, nên ông Nguyễn Khải Hoàng thu nhập gần 40 triệu đồng/0,4ha màu. Từ nhiều năm qua, năm nào ông cũng trồng màu và bình quân 03 vụ màu/năm, lợi nhuận bình quân 100 triệu đồng/năm/0,4ha.

Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

Nguồn: http://www.baotravinh.vn/




TRƯỜNG NGUYÊN Theo http://www.baotravinh.vn/

Chia sẻ bài viết:        Chia sẻ Zalo Google Bookmarks 
  In bài viết








SÀN GIAO DỊCH TỈNH TRÀ VINH
Truy cập tháng: 67675
Tổng truy cập: 2629120